Liên tiếp mắc vào những vụ kiện thương mại tại Anh và Singapore, Vietjet Air đang phải đối mặt với những vấn đề tranh chấp tương đối phức tạp. Đây cũng là thông tin nóng hiện nhận được rất nhiều sự quan tâm. Vậy, chi tiết thông tin Vietjet bị kiện như thế nào? Vietjet Air đã làm gì để ứng phó trước khó khăn này? Hãy cùng Ghiền Du Lịch tìm hiểu chi tiết trong thông tin bài viết dưới đây nhé!
Giải thích chi tiết vụ việc Vietjet bị kiện ở Anh và Singapore
Tin tức Vietjet bị kiện tại Tòa Thượng thẩm Anh liên quan đến khoản nợ lên đến 155 triệu bảng Anh chưa lắng xuống. Thì mới đây, hãng hàng không giá rẻ của người Việt lại tiếp tục vướng vào một vụ kiện thương mại tại Singapore. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của Vietjet đồng thời gây hoang mang cho hành khách.
Thông tin vụ việc Vietjet bị kiện ở Anh
Báo Telegraph – một tờ báo Tài chính của Anh dẫn thông tin về sự việc Vietjet bị kiện và đang phải đối mặt với những tranh chấp tại Tòa Thượng thẩm Anh. Theo đó, vụ kiện này có giá trị lên đến 155 triệu bảng, xuất phát từ khoản nợ do Vietjet đã thuê 4 chiếc máy bay của FW Aviation (Holdings) 1 Limited. Các dòng máy bay xuất hiện trong vụ kiện được kể tên bao gồm: chiếc A321-200N, A321-200NX, và hai chiếc A321-200.
FW Aviation (Holdings) 1 Limited là công ty trực thuộc FitzWalter Capital Ltd, đã cáo buộc Vietjet chậm trả thanh toán và có dấu hiệu vi phạm hợp đồng. Trong khi đó, phía Vietjet thông cáo báo chí rằng: vấn đề bắt nguồn từ cuộc đàm phán giảm giá thuê máy bay của hãng với FitzWalter. Sở dĩ có điều này bởi hàng hàng không đang phải đối mặt với khó khăn và thách thức trong suốt giai đoạn đại dịch Covid-19.
Phía Vietjet làm thủ tục chuyển giao máy bay cho FitzWalter vào cuối năm trước. Tuy nhiên, do những vướng mắc về một lệnh cấm bởi Tòa án Nhân dân Hà Nội, nên những chiếc máy bay này chúng vẫn đang ở lại tại Việt Nam. Chính điều này đã khiến vụ kiện của Vietjet tại Tòa Thượng thẩm Anh trở nên phức tạp. Ước tính, số tiền lãi theo yêu cầu từ FW Aviation (Holdings) là 31,000 USD/ngày.
Thông tin vụ Vietjet bị kiện tại Singapore
Sau thông tin về vụ kiện tại Anh, Vietjet tiếp tục vướng vào một tranh chấp thương mại mới tại Singapore. Đáng nói hơn, đây vẫn là vụ kiện tiếp nối những vấn đề tại Tòa Thượng Thẩm (Anh). Trong đó, nguyên đơn là FW Aviation Holdings 1 đã đâm đơn kiện Vietjet Air với những cáo buộc “ủ mưu” ngăn chặn việc trả lại 4 máy bay mà hãng đã thuê (ước tính trị giá khoảng 200 triệu USD).
Tuy nhiên, theo thông cáo báo chí từ Vietjet Air, hãng hàng không này cũng đang đứng trước thế khó. Bởi mặc dù khi Vietjet đã ký thỏa thuận với FW Aviation Holdings 1 để chuyển trả 04 chiếc máy bay. Tuy nhiên, sau đó phát sinh sự việc một cổ đông của Vietjet đã kiện lên Cục Hàng không Việt Nam và nhận được quyền phán quyết, có thẩm quyền yêu cầu hủy đăng ký. Do đó, 04 chiếc máy bay này vẫn bị kẹt lại tại Việt Nam.
>> xem thêm: Cập nhật mới về quy định hành lý ký gửi của các hãng hàng không Việt Nam
Lý giải thông tin Vietjet Air bị kiện dưới góc nhìn của hãng bay
Sau khi Vietjet bị kiện nổ ra, hãng bay giá rẻ đã sớm có phản ứng và đưa ra thông cáo chính thức. Theo đó, Vietjet thẳng thắn thừa nhận những chậm trễ về thời gian thanh toán một vài hạng mục trong hợp đồng thuê may bay. Tuy nhiên, hãng bay cũng đưa ra giải trình rõ xuất phát từ những tác động không thể kháng cự từ Đại dịch Covid-19. Đồng thời Vietjet Air cũng bày tỏ rất tiếc với thái độ xử lý từ bên cho thuê – FW Aviation.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ngành hàng không toàn thế giới gần như đóng băng và tê liệt. Các vụ kiện tương tự cũng xảy ra tại không ít các hãng bay. Mặc dù Vietjet đã nhanh chóng đưa ra các kế hoạch cơ cấu lại hoạt động toàn bộ tập đoàn đồng thời xin giải trình về lý do chậm trễ thanh toán. Song hãng bay không thừa nhận cáo buộc Vietjet bị kiện do vi phạm hợp đồng do FW Aviation đưa ra và bác bỏ cáo buộc về nghĩa vụ nợ theo đơn kiện.
Thông tin Vietjet bị kiện đã ảnh hưởng như thế nào đến hãng bay?
Liên quan tới những tố cáo của FW Aviation, chính phía Vietjet Air cũng đang phải chịu những thiệt hại nhất định. Bởi theo thỏa thuận, 04 chiếc máy bay sẽ được hãng bay thuê trong 12 năm, mang đến doanh thu hàng năm từ 27 đến 29 triệu USD. Tới năm thứ 8 hoặc 10 trong thời hạn cho thuê, hãng sẽ có kế hoạch mua lại. Thực tế đã thanh toán 45,4 triệu USD trong giai đoạn đại dịch Covid-19 xuất hiện. Các khoản thanh toán này sẽ có nguy cơ mất nếu Vietjet Air không hoàn thành hợp đồng thuê.
Không chỉ vậy, thông tin về việc Vietjet bị kiện cũng gây ra ảnh hưởng ít nhiều về uy tín và quản lý của hãng bay. Nếu Vietjet không đưa ra phương án giải quyết sớm sẽ làm tổn thất hình ảnh của doanh nghiệp. Đồng thời, chúng có thể tạo nên hiệu ứng lan rộng, khiến hãng bay phải chi trả các khoản nợ, gồm cả các khoản vay chưa tới kỳ hạn thanh toán và lãi suất tích lũy. Nếu điều này xảy ra, đó sẽ áp lực rất lớn đến toàn bộ tài chính của công ty.
Rất may, trước bối cảnh nhiễu loạn thông tin về vụ kiện Vietjet đã kịp thời đưa ra thông báo chính thức. Các khẳng định mạnh mẽ giúp khách hàng – đối tác của hãng bay hiểu rõ về tình hình. Đặc biệt, Vietjet vẫn duy trì hoạt động và không ngừng nâng cấp dịch vụ vận tải hàng không. Đây là tín hiệu tích cực, cho thấy hãng bay đã kiểm soát tốt tin đồn Vietjet bị kiện và có giải pháp ứng phó phù hợp.
Tổng kết
Có thể thấy, thông tin Vietjet bị kiện tại Anh và Singapore là chính xác. Tuy nhiên, bản chất của vụ kiện chỉ dừng ở các tranh chấp thương mại và có rất nhiều hãng bay khác cũng đang vướng vào các tình huống tương tự. Do đó, hành khách hoàn toàn có thể yên tâm đặt vé khi có dự định bay với hãng bay giá rẻ này.