Dưới những ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch Covid-19, ngành hàng không rơi vào trạng thái tê liệt. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình hình tài chính giai đoạn 2020 – 2021 của nhiều đơn vị hàng không không mấy khả quan. Trong đó, thông tin Vietjet vỡ nợ đặc biệt gây chú ý. Những đồn đoán này liên tục xuất hiện trong bối cảnh hãng bay giá rẻ của Việt Nam tiếp tục có những động thái điều chỉnh về quản lý và hoạt động. Vậy, thực hư thông tin này như thế nào? Bạn hãy cùng Ghiendulich tìm hiểu rõ trong bài viết nhé.
Covid-19 và những ảnh hưởng trực tiếp lên hãng hàng không Vietjet Air
Đại dịch Covid-19 bùng nổ tại Việt Nam vào năm 2020 đã giáng một đòn đánh nặng nề lên mọi mặt của đời sống – kinh tế – xã hội. Không nằm ngoài những khó khăn và thách thức, hãng hàng không Vietjet đã lập tức phải đối mặt với tình trạng sụt giảm liên tục lượng hành khách và số lượng các chuyến bay khai thác. Điều này là tất yếu khi hàng không trực tiếp bị đóng băng bởi các lệnh hạn chế di chuyển/cấm bay nội địa/quốc tế.
![Vietjet vỡ nợ](https://ghiendulich.net/wp-content/uploads/2024/05/vietjet-vo-no-2.jpg)
Kết thúc quý 2/2020, doanh thu dịch vụ vận tải hàng không của Vietjet Air là 1.970 tỷ đồng (giảm 54% so với cùng kỳ). Đây cũng là lần đầu tiên sau nhiều quý, hãng bay giá rẻ ghi nhận mức lỗ hàng không kỷ lục lên tới 1.122 tỷ đồng. Trong quý 4/2021, doanh thu từ vận tải hàng không chỉ đạt 2.789 tỷ đồng, tiếp tục giảm so với cùng kỳ.
Những ảnh hưởng to lớn mà đại dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến hoạt động của Tập đoàn. Đối mặt với những thách thức và khó khăn, Vietjet Air đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp tổng thể nhằm thích ứng và giảm bớt thiệt hại. Doanh nghiệp đã thực hiện các chiến lược tái cấu trúc kịp thời nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình mới. Điều này đã giúp đẩy lùi nguy cơ Vietjet vỡ nợ, đưa doanh nghiệp tiếp tục trụ vững trong giai đoạn đầy biến động.
>> xem thêm: Bảo hiểm du lịch là gì và có cần thiết phải mua trước mỗi chuyến đi
Tin Vietjet vỡ nợ do đâu?
Mặc dù đã thoát khỏi giai đoạn khó khăn do Đại dịch Covid-19 hoành hành. Song cũng từ năm 2022, tin đồn Vietjet vỡ nợ một lần nữa lại xuất hiện khiến nhiều người không khỏi hoài nghi về hoạt động của hãng hàng không.
![Vietjet vỡ nợ](https://ghiendulich.net/wp-content/uploads/2024/05/vietjet-vo-no-1.jpg)
Theo tìm hiểu, sở dĩ có thông tin này là do bà Nguyễn Thị Phương Thảo là Chủ tịch hãng bay đã công bố kết quả kinh doanh của doanh nghiệp quý IV/2022 và cả năm 2022. Trong đó, mặc dù doanh thu của Vietjet Air tăng mạnh, từ 2.789 tỉ đồng lên 11.807 tỷ đồng trong quý IV và đạt tổng doanh thu cả năm là 39.342 tỉ đồng. Nhưng hãng hàng không giá rẻ vẫn ghi nhận lỗ gộp gộp 2.167 tỉ đồng. Đây là khoản lỗ trực tiếp tồn đọng từ giai đoạn 2019 – 2021.
Chính những thông tin này đã làm dấy lên những nghi ngại về tình hình tài chính của hãng bay. Hiểu theo cách đơn giản, mặc dù năm 2022 là thời kỳ Vietjet Air ghi nhận sự phục hồi và tăng trưởng nhưng hãng vẫn đang phải chịu lỗ và có xuất hiện nợ. Tuy nhiên, cũng chính từ tin đồn này có thể thấy rõ, mặc dù xuất hiện số ghi nợ nhưng mức lỗ của Vietjet Air không quá lớn so với tài sản hiện có của hãng bay. Do đó, tin đồn Vietjet vỡ nợ rất khó xảy ra ở thời điểm này.
Lý giải tin đồn Vietjet vỡ nợ
Lý giải tin đồn Vietjet vỡ nợ dưới góc nhìn của các chuyên gia kinh tế sẽ giúp bạn đọc đánh giá chính xác về hoạt động của doanh nghiệp này.
Tính chất của lỗ tại Vietjet như thế nào? Liệu Vietjet vỡ nợ có đúng?
Khi nhắc đến tình trạng lỗ của Vietjet, lỗ gộp khái niệm mà bạn cần quan tâm. Theo đó, đây là khoản lỗ do biến động tỷ giá và giá nhiên liệu và sự gia tăng chi phí vay vốn của doanh nghiệp trong thời gian kinh doanh. Chúng chỉ thể hiện khía cạnh tạm thời của hiệu suất tài chính mà không phải biểu thị toàn bộ kết quả kinh doanh.
![Vietjet vỡ nợ](https://ghiendulich.net/wp-content/uploads/2024/05/vietjet-vo-no-4.jpg)
Ngoài ra, khoản lỗ của Vietjet cũng đến từ chi phí tài chính. Đây là một yếu tố tiêu cực, nhưng đến từ các nguyên nhân khách quan cần tiến hành chiến lược tái cấu trúc hoặc đầu tư để phù hợp với tình hình thực tế.
Như vậy, rõ ràng, tình trạng Vietjet bị lỗ xảy ra không nằm ở tác động chủ quan của doanh nghiệp mà chủ yếu đến từ chính những biến động lớn của thị trường. Trong đó, cả nguồn lỗ gộp và lỗ tài chính đều xuất phát từ những tác động xấu do Đại dịch Covid-19 gây ra.
>> xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra vé máy bay đã đặt của các hãng hàng không Việt Nam
Toàn bộ nguồn thu nhập và chiến lược dài hạn của Vietjet
Mặc dù tiếp tục ghi nhận khoản lỗ vào cuối năm 2022 xong tin đồn Vietjet vỡ nợ là hoàn toàn không đúng sự thật. Bởi thông tin cho thấy hãng bay đã bắt đầu có những khoản lợi nhuận đến từ các nguồn thu khác, ngoài hoạt động chính. Song song cùng với đó, hãng bay cũng nỗ lực thực hiện các chiến lược tái cơ cấu, cấu trúc để đương đầu với những khó khăn và thách thức.
![Vietjet vỡ nợ](https://ghiendulich.net/wp-content/uploads/2024/05/vietjet-vo-no-3.jpg)
Đặc biệt, trong bối cảnh thông tin 5.0 và sự ảnh hưởng lớn của các tin đồn thất thiệt. Vietjet Air đã mạnh mẽ khẳng định tính phi lý, không xác thực của những thông tin thêu dệt.
Tổng kết
Có thể thấy rõ, tin đồn Vietjet vỡ nợ hoàn toàn không có căn cứ và thực chất chỉ xuất phát từ cách hiểu sai về bản chất của vấn đề. Sau đại dịch Covid-19, hãng hàng không Vietjet Air đã và có bước hồi phục và phát triển vượt bậc. Đây là tín hiệu đáng mừng khi hãng bay tiếp tục mang đến các chuyến bay chất lượng, phục vụ tốt nhu cầu của hành khách nội địa và quốc tế.